Phương pháp lựa chọn một cây piano tốt

28/05/2020
phuong-phap-lua-chon-mot-cay-piano-tot

Khi chọn lựa một cây đàn piano, nhiều người rất quan tâm đến khoản tiền mình phải đầu tư là bao nhiêu. Một số người lại chú trọng vào màu sắc và kiểu dáng. Một số khác lại giao nhiệm vụ cho người tư vấn ….

Những cách chọn lựa như vậy không phải là sai, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có một số kiến thức về thị trường piano và những tiêu chí căn bản để dựa vào đó chúng ta có quyết định phù hợp nhất.

Với những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường piano chúng tôi muốn giới thiệu 4 tiêu chí căn bản để chọn lựa:

DỰA VÀO VỊ TRÍ CÁC THƯƠNG HIỆU PIANO ĐƯỢC THỊ TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ.

DỰA VÀO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VÀ SỰ HÀI HÒA VỚI NỘI THẤT, NƠI ĐẶT CÂY PIANO.

DỰA VÀO ĐĂNG KÝ BẢO HÀNH VỚI NHÀ SẢN XUẤT.

DỰA VÀO VIỆC ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ VỀ PHẨM CHẤT TIẾNG ĐÀN.

1. CHỌN LỰA PIANO DỰA TRÊN VỊ TRÍ CÁC THƯƠNG HIỆU ĐƯỢC THỊ TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ:

Trong lĩnh vực Acoustic piano, có thể nói thương hiệu chính là phẩm chất và đẳng cấp của sản phẩm. Ai cũng biết thương hiệu của một nhà sản xuất không phải do chính họ tự ban tặng cho mình, nhưng do sự đánh giá của khách hàng sau quá trình sử dụng sản phẩm.

Acoustic piano là một nhạc cụ có quá trình hình thành từ lâu đời và đã phát triển đến mức độ hoàn hảo để không còn có thể thêm bớt bất cứ chi tiết nào trong cấu trúc cơ bản của nó. Đàng khác, hơn 70% các chi tiết sản phẩm không thể lắp ráp bằng máy mà phải dựa vào bàn tay khéo léo của những nghệ nhân và thợ thủ công. Hơn nữa, nó là một sản phẩm để biểu diễn trước công chúng, chỉ một sự cố nhỏ cũng phá hỏng tác phẩm âm nhạc cũng đồng nghĩa với uy tín của thương hiệu piano bị suy giảm. Vì vậy, các nhà sản xuất không ngừng nỗ lực củng cố chất lượng sản phẩm mang thương hiệu của mình.

Dựa trên định vị thương hiệu để chọn lựa không chỉ là một giải pháp an toàn để có được chất lượng tương xứng với khoản đầu tư mà còn nói lên đẳng cấp và kiến thức của người mua sắm.

Dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như mức giá sản phẩm, qui mô sản xuất, mức độ nhận biết của khách hàng, tuổi đời, truyền thống…, hiện nay, các thương hiệu Acoustic Piano được thị trường định vị theo tam giác dưới đây :

Steinway là một tên tuổi lớn không thể phủ nhận trong lãnh vực piano. Từ cây đàn piano đầu tiên được Heinrich Engelhard Steinway làm ra năm 1836 cho đến nay, thương hiệu này luôn luôn chiếm lĩnh trái tim của những người yêu mến nghệ thuật biểt diễn piano. 98% nghệ sĩ lừng danh chọn Steinway để biểu diễn và 95% nhà hát nổi tiếng trên thế giới đều sở hữu tối thiểu một cây đàn Steinway.

- Đó là vì trong thời gian trên một thế kỷ rưỡi, tất cả những sáng chế của Steinway đã đóng góp cho sự phát triển và hoàn thiện cây đàn piano. Steinway luôn là mẫu mực để các nhà sản xuất khác noi theo.

- Người ta hỏi nhau: “Có cái gì đó trong công nghệ của Steinway mà lại hấp dẫn các nghệ sĩ đến như vậy?” Và người ta đã mổ xẻ, tháo tung những cây đàn Steinway để làm một cuộc nghiên cứu khoa học. Người ta muốn tạo nên một phiên bản tương đương hoặc hay hơn Steinway.

- Thế nhưng khi tất cả các số liệu và công nghệ đã sáng tỏ, một cây piano mới được hình thành theo đúng những số liệu cân, đong, đo, đếm từ cây Steinway: thất bại, người ta đã không thể có được tiếng đàn Steinway mà các nghệ sĩ yêu mến. Đó là những bí ẩn của những cây đàn Steinway, những “cây đàn hay nhất thế giới”(M.Rubinstein).

ĐỈNH CAO (TOP) : Bosendofer (Áo), Fazioli (Ý):

- Các nhà sản xuất này hiện thời chỉ sản xuất cầm chừng theo đơn đặt hàng mỗi năm chừng một vài chục cây đàn piano theo kiểu boutique factory ( nhà xưởng cửa hiệu). Hơn nữa hầu như nó đã bị các công ty khác mua lại chủ yếu là khai thác giá trị thương hiệu lâu đời của nó. Thí dụ: Yamaha hiện là chủ sở hữu của Bosend-ofer…

CẬN KỀ ĐỈNH CAO (TOP-LOW):

Boston, Shigeru Kawai, Schimmel và một số nhãn hiệu Âu Mĩ

- Trong những năm gần đây Steinway & Sons thiết kế và phát triển thêm thương hiệu Boston với 29 phần cấu trúc căn bản quan trọng như máy, soundboard… là của chính Steinway. Người mua Boston còn được Steinway cam kết: trong 5 năm nếu muốn đổi lấy cây grand piano Steinway, họ sẽ nhận được một tài khoản bằng tiền bằng giá trị lúc mua Boston.

- Kawai với dòng sản phẩm Shigeru do các nghệ nhân truyền thống lâu đời của Kawai chế tạo là niềm kiêu hãnh không chỉ riêng cho Kawai mà cho cả nước Nhật.

- Những thương hiệu khác như Schimmel ( Đức ) và một số thương hiệu Âu Mỹ khác hiện nay số lượng sản xuất rất hạn chế do giá thành quá cao trong khi chất lượng không vượt trội hơn Boston và Shigeru Kawai.

CÁC NHÃN HIỆU TRUNG BÌNH:

TRUNG BÌNH CAO (MIDLE-HIGH) :Essex và một số loại Kawai RX

- Tương tự như trường hợp của Boston, Essex là một thương hiệu trong gia đình Steinway với 19 thành phần cấu trúc căn bản quan trọng lấy từ Steinway. Steinway cũng đưa ra cam kết với khách hàng Essex giống như với khách hàng Boston.

- Kawai cũng giới thiệu dòng sản phẩm cao cấp thứ nhì của mình là các model RX. Các model này cũng rất được giới trung lưu tại Nhật và Âu Mỹ yêu thích vì giá thành rẻ hơn các thương hiệu Top-Low Âu Mỹ nhưng chất lượng âm thanh rất hay và cảm giác phím rất tinh tế.

TRUNG BÌNH (MIDLE) : Kawai, Yamaha

- Từ những năm 1970, Kawai và Yamaha đã giới thiệu ra thị trường những model phổ thong có mẫu mã đẹp. chất lượng tốt với giá cả “phải chăng”. Nhờ vậy, những gia đình trung lưu tại châu Á thời ấy giờ đã có thể sở hữu một cây piano tại nhà.

- Gần giống như thị trường xe hơi, những sản phẩm Nhật Bản mau chóng gia nhập thị trường và trở thành đối thủ cạnh tranh đầy năng lực với các sản phẩm Âu Mỹ. Có thể sự xuất hiện những sản phẩm piano phổ thông của Kawai và Yamaha đã làm phá sản hàng trăm nhà sản xuất piano nhỏ tại Âu Mỹ.

TRUNG BÌNH THẤP (MIDLE-LOW):

Ritmuller, Young Chang, Samick, Pearl River

- Từ vài thập niên gần đây, chúng ta chứng kiến sự trỗi dậy của châu Á. Trước tiên là Hàn Quốc và mạnh mẽ nhất trong hai thập kỷ gần đây nhất là Trung Quốc. Chất lượng của những thương hiệu này không hề thua kém các sản phẩm liền kề bên trên (midle), nhưng tuổi đời của các thương hiệu vẫn còn non trẻ nên chưa đủ thời gian để ghi dấu ấn vào tâm trí khách hàng.

- Trong số các thương hiệu này, Ritmuller xem chừng có vẻ nổi bật và hứa hẹn nhiều sự cạnh tranh khốc liệt với những sản phẩm phổ thông của Nhật. Bốn yếu tố khiến cho các thương hiệu bên trên phải dè chừng đó là vì:

(1) Ritmuller là một trong những thương hiệu uy tín lâu đời của Đức ( từ năm 1795).

(2) Hiện nay Ritmuller vẫn đang được một bậc thầy nổi tiếng về thiết kế piano chăm sóc, ông Lothar Thomma, người Đức.

(3) Ritmuller được sản xuất từ một trong các nhà máy lớn nhất thế giới là Pearl River đặt tại Quangzhou được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001.

(4) Giá nhân công chưa cao nên giá của sản phẩm rất cạnh tranh.

+ Young Chang và Samick có mẫu mã và chất lượng không thua kém các sản phẩm phổ thông của Nhật Bản. Tuy nhiên hiện nay, nhân công và đời sống tại Hàn Quốc trở lên đắt đỏ đã kéo giá những sản phẩm lên cao gần bằng các sản phẩm làm tại Nhật. Vì vậy, khách hàng sẵn sàng trả cao hơn một chút để sở hữu sản phẩm Nhật Bản.

CÁC NHÃN HIỆU CẤP THẤP:

Thấp-Cao (Low-High):

Các nhãn hiệu Trung Quốc chất lượng hạng hai (second quality) như Shang-hai…

- Ngày nay người ta thường nói Trung Quốc là “công xưởng của thế giới”. Với lợi thế nhân công giá rẻ, nhiu nhà sản xuất lừng danh trên thế giới đã thuê các nhà máy Trung Quốc gia công theo tiêu chuẩn của họ. Nhờ vậy, Trung Quốc đã tiếp thu được những công nghệ hiện đại của thế giới. Tuy nhiên để có được thương hiệu uy tín Trung Quốc còn cần một thời gian rất dài nữa. Và người ta thường gọi đó là những sản phẩm Trung Quốc chất lượng hạng hai.

- Đó là những sản phẩm mang thương hiệu Trung Quốc như Shanghai… Chất lượng sản phẩm chấp nhận được, tuy nhiên việc quản lý chất lượng chưa thể tạo nên độ tin cậy như những thương hiệu uy tín của thế giới (cho dù sản phẩm của những thương hiệu này được sản xuất ngay tại chính những nhà máy Trung Quốc).

THẤP (Low) : Piano cũ tân trang (Second hand piano)

- Để khuyến khích việc sản xuất và cải tiến, các sản phẩm thường chỉ được dùng trong một thời gian nhất định, sau đó người ta loại ra để mua sắm mới. Đặc biệt đối với piano, các dịch vụ bảo trì tại Âu Mỹ và Nhật Bản là những khoản không nhỏ. Tại Nhật, mỗi năm các trường Yamaha và Kawai đều loại ra vài trăm cây đàn cũ để thay thế bằng đàn mới. Điều này đem lại hai lợi ích : trước tiên là học sinh luôn được tập trên những cây đàn mới, thứ hai là chi phí bảo trì cho số đàn cũ tương đương với mua sắm số đàn mới. Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng cũng luôn nâng cao theo mức sống của dân chúng: người ta loại đàn cũ ra để sắm cây đàn cao cấp và đắt tiền hơn.

- Giá của những cây đàn cũ bị loại ra thường rất rẻ chủ yếu là chi phí thu gom và vận chuyển. Trong khi đó, có rất nhiều cây bị loại ra vẫn còn trong tình trạng tốt. Thế là hình thành một công nghệ tân trang đàn piano để bán cho các nước chưa hoặc đang phát triển, nơi mà đời sống dân chúng chưa cao.

- Cho dù đó là một cây Boston hay Schimmel, Kawai hay Yamaha… Cho dù chất lượng còn tốt với nước sơn đẹp…, thì những loại đàn tân trang hay ta quen gọi là second hand đều mang một thương hiệu chung trong tâm trí khách hàng là second hand.

2. CHỌN LỰA DỰA TRÊN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG & SỰ HÀI HÒA TRONG NỘI THẤT:

- Mỗi model piano của mỗi nhãn hiệu có kiểu dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Chúng ta cần phải xác định mục đích sử dụng và vị trí sẽ đặt nó để chọn một model phù hợp nhất.

- Có hai loại piano: loại đứng (upright) và loại nằm (grand piano). Loại đứng được thiết kế để đặt trong căn phòng có kích thước nhỏ. Với những căn phòng rộng rãi như phòng khách của những căn biệt thự, người ta thường đặt cây grand piano.

- Đối với các phòng hòa nhạc, sân khấu, các sảnh lớn của khách sạn, cây grand piano là phù hợp nhất. Grand piano là cây đàn để biểu diễn, vì vậy đối với các sinh viên chuyên về piano, không gì tốt hơn là tập luyện trên chính nó. Tuy nhiên, nếu vì nội thất nhỏ hẹp, có thể thay thế bằng loại đàn đứng có kích thước cao nhất.

- Ngoài ra chúng ta cần chú trọng đến màu sơn của tường, phong cách và các thiết bị sẵn có trong phòng để chọn một model có kiểu dáng và màu sắc phù hợp. Chọn lựa Piano dựa trên mục đích sử dụng sự hài hòa trong nội thất Tùy vào mục đích sử dụng và nội thất mà ta có thể lựa chọn cây đàn piano phù hợp nhất.

• Mỗi model piano của mỗi nhãn hiệu có kiểu dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Chúng ta cần phải xác định mục đích sử dụng và vị trí sẽ đặt nó để chọn một model phù hợp nhất.

• Có hai loại piano: loại đứng (upright) và loại nằm (grand piano). Loại đứng được thiết kế để đặt trong căn phòng có kích thước nhỏ. Với những căn phòng rộng rãi như phòng khách của những căn biệt thự, người ta thường đặt cây grand piano.

• Đối với các phòng hòa nhạc, sân khấu, các sảnh lớn của khách sạn, cây grand piano là phù hợp nhất. Grand piano là cây đàn để biểu diễn, vì vậy đối với các sinh viên chuyên về piano, không gì tốt hơn là tập luyện trên chính nó. Tuy nhiên, nếu vì nội thất nhỏ hẹp, có thể thay thế bằng loại đàn đứng có kích thước cao nhất.

• Ngoài ra chúng ta cần chú trọng đến màu sơn của tường, phong cách và các thiết bị sẵn có trong phòng để chọn một model có kiểu dáng và màu sắc phù hợp.

3. LỰA CHỌN PIANO DỰA TRÊN SỰ ĐĂNG KÝ BẢO HÀNH VỚI NHÀ SẢN XUẤT:

SỰ HIỂU LẦM VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (CERTIFICATE OF ORIGIN – CO):

• Thói quen không cần thiết: Có lẽ xã hội chúng ta hiện nay xuất hiện quá nhiều gian dối, thế nên có rất nhiều khách hàng muốn được cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ mà ta thường gọi tắt là CO. Thực ra CO do cơ quan thương mại nhà nước của nhà cung cấp khi xuất khẩu. Nó chỉ có giá trị khai báo hải quan xác định thuế xuất nhập khẩu có được ưu đãi hay không chứ không ăn nhập gì đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm.

• Một sàn phẩm second hand vẫn có CO là sản xuất từ Nhật, từ Đức trong khi chất lượng của nó là chất lượng đã qua sử dụng.

ĐĂNG KÝ BẢO HÀNH VỚI NHÀ SẢN XUẤT (WARRANTY CARD)

• Đàn piano là một khoảng đầu tư tuy không lớn, nhưng cũng không quá nhỏ. Vì vậy, để an tâm mình đã mua đúng hàng của chính hãng (thương hiệu) và an toàn khi sử dụng, chúng ta cần có sự đảm bảo về chất lượng.

• Đăng kí bảo hành với chính nhà sản xuất là cơ sở để chúng ta yên tâm về chất lượng sản phẩm. Chỉ có những nhà phân phối và đại lý chính thức của một thương hiệu mới có thể cung cấp cho chúng ta những thủ tục bảo hành này.

• Thủ tục bảo hành chỉ được cung cấp cho khách hàng đầu tiên sở hữu sản phẩm (original buyer). Thường thì các nhà sản xuất quy định: một khi sản phẩm được khách hàng đầu tiên bán lại cho người khác thì việc bảo hành lập tức hết hiệu lực. Quy định này là một đảm bảo để chúng ta yên tâm mua không nhầm sản phẩm tân trang.

• Đăng ký bảo hành: thường thì giấy bảo hành có phần đăng ký khách hàng đầu tiên được gửi về chính hãng. Nhờ vậy, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ những trường hợp hàng gian, hàng giả và tân trang. Chính hãng sẽ phát hiện các trường hợp nêu trên và thông báo cho chúng ta (hoặc tư động phần đăng ký sẽ bị nhà sản xuất từ chối và trả và trả về theo đường bưu điện trong trường hợp chúng ta không phải là khách hàng đầu tiên).

4. CHỌN LỰA PIANO DỰA TRÊN VIỆC ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ VỀ PHẨM CHẤT CỦA TIẾNG ĐÀN

Đánh giá đàn Piano dựa trên thực tế phẩm chất của cây đàn đòi hỏi khá nhiều chuyên môn của người mua đàn.

• “Còn nguyên đai nguyên kiện”, rào cản để chọn tiếng đàn theo ý muốn: Trong thời buổi mà những sản phẩm nhái tràn ngập thị trường, những hàng tân trang lẫn lộn với hàng mới, để tự bảo vệ mình, người ta thường đòi hỏi hàng còn nguyên đai nguyên kiện. Điền này cực kỳ cần thiết, đặc biệt đối với sản phẩm điện tử. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm nhạc cụ Acoustic, đặc biệt là piano, sản phẩm có trên 70% chi tiết được lắp ráp bằng phuơng pháp thủ công, điều kiện”nguyên đai nguyên kiện” lại chính là một rào cản để chúng ta có thể chọn lựa một cây đàn theo ý của mình.

• Vậy chúng ta nên chọn lưa bao bì hay chọn lựa phẩm chất tiếng đàn và cảm giác phím thực tế?

• Đối với các thương hiệu uy tín, chất lượng âm thanh của các sản phẩm cùng model là tương đương với nhau. Tuy nhiên, hầu hết các chi tiết của đàn piano được làm từ gỗ. Mà trong thiên nhiên, không có các xớ gỗ 100% giống nhau. Thế nên mỗi cây đàn được tạo nên những âm sắc khác biệt mà ta cần đàn thử để chọn lựa cho phù hợp với sở thích riêng của chính mình. Nói cách khác, nếu mua theo điều kiện “nguyên đai nguyên kiện” là chúng ta đã tự trói mình, không chủ động chọn lựa mà chấp nhận kết quả ngẫu nhiên về phẩm chất âm thanh (tốt đấy nhưng chưa hẳn là phù hợp với sở thích của mình về âm sắc).

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN